Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Nước mắm - thứ nước chấm không thể thiếu

Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1 thường có độ đạm >150N, nước mắm loại 2 thường có độ đạm >100N).

Ngoài những loại nước mắm hiện đang nổi tiếng trên thị trường như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, thì nước mắm Phan Rang không thể không nhắc đến, 1 hương vị đậm đà, riêng biệt không thua kém gì những loại nước mắm khác.




Nước mắm Phan Rang chủ yếu được làm từ cá cơm và cách chế biến theo phương pháp ủ chượp - gài nén, 1 phương pháp chế biến truyền thống của người Việt Nam. Quá trình để có được nước mắm ngon cũng là một nghệ thuật. Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5-8 m3, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù dưới đáy thùng để hứng nước bổi. Thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp chín, nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.

Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi, nếm hay ăn thử. Nếu muối có nhiều tạp chất thì nước mắm thường có vị chát và có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi khi nếm. Do vậy nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn, kế đến phải cảm nhận được vị ngọt nơi đầu lưỡi và kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng.

Bên cạnh đó, Phan Rang không chỉ có nước mắm mà còn có nhiều đặc sản khác... Xem tại bán nông sản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét